Highlights VBA 2023: Saigon Heat giành chức vô địch lần thứ 4 liên tiếp
Trong đó, phải kể đến những các phẫu thuật giảm cân phổ biến như phẫu thuật nội soi cắt dạ dày ống (laparoscopic sleeve gastrectomy), phẫu thuật nối dạ dày-ruột (gastric bypass), phẫu thuật điều chỉnh dạ dày (gastric band), và phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày (biliopancreatic diversion with duodenal switch). Các phẫu thuật kể trên giúp bệnh nhân giảm trung bình 50-70% trọng lượng cơ thể dư thừa, tuy nhiên, đi kèm là nguy cơ xuất hiện da thừa, da chùng nhão, chảy xệ nghiêm trọng ở nhiều vùng như cánh tay, đùi, ngực, bụng và đặc biệt là vùng mông.Trong những trường hợp da thừa mức độ nặng, phẫu thuật tạo hình cơ thể là giải pháp cần thiết để loại bỏ phần da thừa, chùng nhão và tái tạo vóc dáng hài hòa. Điển hình là một bệnh nhân nữ 40 tuổi, quốc tịch Nga, từng thực hiện phẫu thuật nội soi cắt dạ dày ống tại Thổ Nhĩ Kỳ hơn một năm trước và đã giảm được hơn 25kg. Tuy nhiên, sau giảm cân, bà gặp tình trạng da thừa nghiêm trọng ở vùng bụng và mông chảy xệ do mất thể tích đáng kể. Đối với những bệnh nhân sau giảm cân đột ngột như vậy , các phương pháp như phẫu thuật tạo hình bụng (abdominoplasty) hay hút mỡ điêu khắc (liposculpting) đơn thuần không thể cải thiện triệt để. Bệnh nhân đặc biệt cần giải pháp điều trị đặc biệt. Trong trường hợp này , chỉ định tốt nhất cho bệnh nhân là phẫu thuật cắt bỏ da thừa quanh thân (circumferential skin resection) kết hợp với nâng mông bằng vạt tự thân (autologous buttock augmentation). Phẫu thuật bao gồm loại bỏ da thừa từ bụng, hông, và lưng, đồng thời, sử dụng chính phần mô dư vùng lưng dưới để làm đầy, tái tạo đường cong tự nhiên và săn chắc cho vùng mông. Phẫu thuật nâng cơ thể (body lift) kết hợp với nâng mông bằng vạt tự thân là một kỹ thuật phức tạp, chưa phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, với tỷ lệ béo phì gia tăng, và sự phát triển của du lịch y tế (medical tourism), nhu cầu cho những ca đại phẫu thuật tái tạo cơ thể như thế này sẽ ngày càng phổ biến. Đầu tháng 12.2024, đội ngũ y bác sĩ dẫn dắt bởi TS.BS Nguyễn Thiện Khánh và TS.BS Nguyễn Thiện Khanh, đã thực hiện thành công ca phẫu thuật body lift trong suốt 9 giờ đồng hồ.Việc chăm sóc vết thương sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tính thẩm mỹ của sẹo. Dù vết mổ được thiết kế cẩn thận để ẩn trong đường bikini, nhưng bản chất của nó là một vết sẹo căng do lượng da cắt bỏ lớn và là vết sẹo dài, gần 80cm. Bước đầu tiên trong chăm sóc sẹo được thực hiện ngay tại thời điểm đóng vết thương, với việc khâu nhiều lớp và sử dụng keo dán mô chất lượng cao để giữ vết thương khô ráo và hạn chế thấm nước và an toàn trong giai đoạn đầu. Sau một tuần, các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sẹo như Rejuvaskin và miếng dán silicone được sử dụng nhằm cải thiện quá trình tái tạo mô, giảm viêm và ngăn ngừa sẹo lồi. Đặc biệt, Rejuvaskin với các thành phần như silicone y tế, vitamin C, Squalane, dầu Emu giúp làm dịu da, giảm kích ứng và thúc đẩy quá trình lành thương tự nhiên, rất quan trọng cho những vết mổ dài và căng, trong tất cả các loại phẫu thuật, không chỉ phẫu thuật thẩm mỹ. Phẫu thuật body lift cùng với các phương pháp và sản phẩm chăm sóc sẹo hiện đại, tiên tiến không chỉ giúp loại bỏ da thừa mà còn khôi phục vóc dáng mang lại sự tự tin và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho những ai đã nỗ lực giảm cân thành công.Khi con cháu rời làng quê vào lại TP.HCM làm việc: Hẹn ngày về đoàn viên năm sau
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
Hai ông 'quốc bảo' sâm Hàn trồng… sâm Việt
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban An toàn giao thông TP.HCM nêu giải pháp cho tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường, gây bất tiện, khó khăn cho người dân khi tham gia giao thông, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội TP.HCM ngày 16.1.Theo đó, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết, sau 2 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trật tự an toàn giao thông tại TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều… giảm rõ rệt.Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường vẫn diễn ra thường xuyên.Về nguyên nhân chính gây ùn tắc, ông Nguyễn Thành Lợi nhìn nhận: "Theo số liệu thống kê, TP.HCM tăng lưu lượng xe, tính từ 1.1.2025 tăng 11% so với năm trước. Đồng thời, trong thời gian qua, thành phố có nhiều lễ hội, sự kiện tại trung tâm, phải điều tiết phương tiện giao thông đi tuyến đường khác".Theo đó, về giải pháp trước mắt, ông Lợi cho biết: "Đến hết ngày 15.1, TP.HCM lắp được 301 bộ đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, tại 126 nút giao; mục tiêu đến ngày 19.1 sẽ lắp đặt 500 bộ. Sau đó, việc lắp đặt thêm sẽ trên cơ sở vừa làm vừa đánh giá hiệu quả".Đại diện lãnh đạo Ban An toàn giao thông TP.HCM kiến nghị phải đảm bảo việc cho phép rẽ phải khi đèn đỏ không ảnh hưởng đến an toàn giao thông của người đi bộ, người khuyết tật."Vì vạch kẻ ưu tiên người đi bộ bố trí sau vạch chờ đèn đỏ. Lắp đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, vô tình sẽ gây nguy hiểm cho người đi bộ, người khuyết tật... Do đó, việc lắp đặt phải cân nhắc kỹ ở những vị trí thật cần thiết, hạn chế tràn lan, tạo điều kiện để thói quen rẽ phải khi đèn đỏ tái diễn", ông Lợi nhìn nhận.Do đó, ông Nguyễn Thành Lợi thông tin, tiêu chí lắp đặt là các khu vực phát sinh dòng chờ kéo dài, khu vực ít ảnh hưởng đến người đi bộ, đảm bảo an toàn giao thông. Trên cơ sở đó, thống nhất được vị trí nào thì lắp ngay vị trí đó. Có những vị trí mà dù có lắp thì người dân cũng không rẽ được", ông Lợi thông tin.Ông Nguyễn Thành Lợi khuyến cáo, người dân cần tuân thủ thứ tự ưu tiên cho việc điều khiển, khi tham gia giao thông. Cụ thể, ưu tiên người điều khiển, sau đó mới tới đèn tín hiệu, hệ thống biển báo, công trình vạch hơn, hàng rào…Nêu giải pháp lâu dài giảm ùn tắc giao thông, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết TP.HCM có số lượng phương tiện tăng 7% mỗi năm. Trong khi đó, tỷ lệ diện tích đường đô thị chưa đạt, cần đầu tư nâng cấp, phát triển giao thông công cộng.Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM cho biết thêm: "Tình trạng ùn ứ giao thông còn xuất phát từ việc nhiều người dân không quan sát thấy đèn phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, để nhường lối rẽ. Vì thế, trong thời gian tới sẽ nghiên cứu kẻ vạch, tạo lối đi".
'Tôi tin tưởng vào triển vọng tiến bộ của bóng đá Việt Nam’
Giáo trình: Phóng sự - từ giảng đường đến trang viết; Để viết phóng sự thành công